Kích thích huyệt tay đơn giản trị các chứng hoa mắt, chóng mặt

Kích thích huyệt tay đơn giản trị các chứng hoa mắt, chóng mặt

Chóng mặt là bệnh thường gặp hay tái phát với rất nhiều nguyên nhân như tim mạch, thần kinh, suy nhược… Y học cổ truyền có những liệu pháp rất đơn giản nhưng lại có thể ứng cứu chúng ta lúc nguy cấp.

Nhiều bệnh lý gây chóng mặt mất thăng bằng

Lương y Hoàng Duy Tân, nguyên phó chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai, cho biết chóng mặt là một trạng thái ảo giác về vận động cơ thể hoặc môi trường xung quanh, là biểu hiện chính yếu của tình trạng rối loạn thăng bằng.

Cảm giác chóng mặt xảy đến rất đột ngột với cường độ mạnh, dễ gây cho bệnh nhân cảm giác hoang mang sợ hãi như thể lo sợ tình huống tai biến mạch máu não sắp xảy ra.

Một buổi sáng đẹp trời nào đó, vừa thức giấc ngồi dậy và bạn đột nhiên có cảm giác nhà cửa xoay tròn như đảo lộn hoặc ngay cả khi nằm xuống lại, bạn càng cảm thấy chóng mặt dữ dội khi quay đầu cổ về một hướng nào đó.

Cơn chóng mặt kéo dài chỉ vài mươi giây cho đến hơn một phút và lặp đi lặp lại, có thể kèm nôn ói nhiều và nặng đầu, thì đó chính là triệu chứng điển hình của chứng “chóng mặt tư thế kịch phát lành tính”, rất thường gặp ở mọi lứa tuổi, cả hai giới nhưng thường gặp ở tuổi trung niên.

Có 2 loại chóng mặt: Một loại thấy mọi vật như xoay tròn. Một loại thấy mọi thứ bồng bềnh như đang ngồi trên thuyền đi trên sóng. Hai loại này đều do rối loạn cảm giác thăng bằng gây nên.

Nguyên nhân chính gây nên chóng mặt là do bệnh tai trong (hội chứng Méniere). Các bệnh chính như viêm tai trong hoặc huyết áp thấp, huyết áp cao.

Có hai nhóm nguyên nhân chính gây nên triệu chứng hoa mắt chóng mặt là tim mạch và thần kinh như: loạn nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim chậm, huyết áp cao, tai biến mạch máu não, suy tim nặng… 

Thiếu máu do kiêng khem quá mức để giảm cân cũng dễ dẫn đến tình trạng này. Đây là chứng bệnh dễ chữa, chỉ cần ăn uống đầy đủ là… hết.

Nhóm nguyên nhân thần kinh gây hoa mắt, chóng mặt có các bệnh: rối loạn tuần hoàn não, động kinh, u não… (bệnh không tổn thương hệ thống tiền đình); viêm tai giữa cấp, viêm tai xương chủm mãn tính, u dây thần kinh số 8, xuất huyết não… (bệnh do tổn thương hệ thống tiền đình). 

Bệnh thường xảy ra khi thay đổi tư thế: xoay đầu, ngồi dậy, gập cổ… do rối loạn tuần hoàn lỗ tai (y khoa gọi là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính).

Nếu thấy choáng váng, chao đảo, hãy nghĩ đến bệnh tim mạch hoặc các nguyên nhân khác: nhiễm độc, ngộ độc rượu, thức ăn, thuốc (giảm mỡ máu, aspirine, lợi tiểu, hạ áp, động kinh, an thần…). Còn khi thấy chóng mặt, mọi vật xoay tròn nên tìm đến thầy thuốc chuyên khoa thần kinh.

Chóng mặt có thể làm ta bị tai nạn, té ngã dẫn đến chấn thương sọ não. Để đề phòng rủi ro, khi bị bệnh nên ngừng lại mọi chuyện đang làm. Nên chọn chỗ nằm thoáng mát, bằng phẳng (nếu đang lưu thông trên đường thì khóa xe, nằm nghỉ trên lề, yêu cầu người xung quanh giúp đỡ) và hít thở sâu. Sau đó nên đi khám bệnh.

Kích thích huyệt giúp phòng chữa chóng mặt

Vị trí các huyệt trị chóng mặt

Vị trí các huyệt trị chóng mặt

Theo lương y Hoàng Duy Tân, phương pháp tốt nhất trị liệu chóng mặt là kích thích huyệt Quan xung ở phía dưới móng tay của ngón tay vô danh. 

Huyệt Quan xung là huyệt tĩnh của Tam tiêu kinh, nhánh của đường kinh này đi ngang qua vùng tai. Vì chóng mặt là do mất cân bằng trong cơ thể gây ra, tức là rối loạn phần tai trong, cho nên chỉ cần kích thích tốt huyệt Quan xung của Tam tiêu kinh là có thể trị rối loạn của tai trong và chóng mặt cũng khỏi.

Vì chứng chóng mặt có quan hệ nhân quả với tai, cho nên kích thích khu tai, họng sẽ có hiệu quả. ‘Vùng tai, họng’ ở vùng gốc của ngón tay giữa, cần phải kích thích chậm thời gian dài mới có thể khôi phục bình thường công năng của ống tai trong.

Vị trí các huyệt trị chóng mặt

Vị trí các huyệt trị chóng mặt

Ngoài ra, để trị chóng mặt còn có huyệt Dịch mônTrung chử và Dương cốc.

Huyệt Quan xung không những có hiệu quả trị chóng mặt, còn có tác dụng đối với phòng chóng mặt. Một phương pháp cũ lưu truyền cho đến nay, ví dụ phòng say tàu biển phải chuẩn bị 4 đồng tiền đồng, trong đó một đồng dùng băng keo vải dán chặt vào đầu ngón tay út, kích thích chậm ‘vùng tai, họng’ vô cùng có hiệu quả đối với phòng say tàu biển.

Đang đi trên đường bỗng nhiên bị chóng mặt, hoa mắt, cần ngồi xuống ngay, dùng ngón tay day bấm huyệt Quan xung, Dương cốc hoặc khu Tai Họng, chứng chóng mặt hoa mắt sẽ giảm dần.

Nếu bị nặng hoặc bị chóng mặt liên tục, có thể dùng cây điếu ngải để cứu.

– Dùng dầu nóng xoa 2 huyệt Thái dương cùng lúc, xoa nhiều lần cho đến khi thấy bớt chóng mặt.

– Gừng tươi 1 miếng, nướng cho nóng, day huyệt Chi câu nhiều lần cho đến khi bớt chóng mặt.

Thảo dược trị chóng mặt

Long nhãn xắt nhỏ, trộn với mè đen, thêm ít đường, nghiền nát. Nấu đặc giống như cháo, ngày ăn hai chén nhỏ. Chừng 15 ngày thường là có kết quả, nhất là đối với người lớn tuổi, khí huyết suy kém (Gia viên dược thảo).

Long nhãn 7 trái, bỏ vỏ, hột, trứng gà 1 trái. Trộn chung, chưng cách thủy cho chín, ăn vào buổi sáng. Liên tục trong một tuần, thường có kết quả tốt (Gia viên dược thảo).

Theo: tuoitre.vn

 

Yoga trị liệu dành cho người bệnh Tim mạch vành, cao huyết áp, béo phì

Tỉnh táo ngay nhờ áp dụng 4 bài bấm huyệt chống buồn ngủ

Liệu pháp giải cơ: Xử lý đau nhức vùng đầu mặt cổ (Dr. Lê Hải)

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Social Media

Bài viết