Hít sâu mà nghĩ hồng hào – Giữ quan hệ người với người

Hít sâu mà nghĩ hồng hào
Ngẫm lại vài kinh nghiệm hay đúc rút sau một năm, trong chuyện giữ quan hệ người với người thông qua việc ‘Hít sâu mà nghĩ hồng hào”.
Hít sâu mà nghĩ hồng hào

Mỗi năm, nhà xã hội học Elizabeth Bernstein nhận được hàng ngàn thư độc giả gửi về mục tâm lý – tình cảm của cô, chia sẻ những kinh nghiệm hay trong việc giữ quan hệ người với người.

Lần này, cô “lại quả” cho người đọc, lọc từ trong đống thư từ ấy ra một số lời khuyên cô thấy là hay nhất. Hãy xem có thể áp dụng được cái nào trong năm sau nhé.

LẮNG NGHE, HÍT SÂU, LẮNG NGHE

Steve Miksis, một cựu kế toán 66 tuổi sống ở California (Mỹ), viết thư chia sẻ rằng không có phẩm chất nào lớn bằng “biết lắng nghe một cách chân thật”. Có được tính ấy theo cụ là “Trời cho”. Đó là: chăm chú nghe và hiểu người khác, không cắt ngang để chèn ý kiến dạy khôn của mình vào.

Nếu bẩm sinh trời không cho ta phẩm chất này thì làm sao? Thì tập thôi. Ông Steve dùng một kỹ thuật học được của lính bắn tỉa mỗi khi căng thẳng là: “Lên kế hoạch, hít sâu và thực thi”. Hít sâu làm tiêu bớt cortisol – chất gây căng thẳng. Phải thư giãn thì làm việc gì cũng mới tốt được.

Và đúng là việc “phải” lắng nghe người khác nhiều khi rất chán, rất căng thẳng, đa phần ta chỉ muốn nhảy vào miệng họ mà phản bác. Steve bảo những lúc ấy ông hít thở sâu, việc nghe bỗng trở nên “sắc bén”, ông trở nên nhạy bén hơn với những cử chỉ không lời của người nói, và thấy có cởi mở hơn với những điều đang nghe.

“Việc hít thở làm thời gian dừng lại. Nó cho bạn không gian (để nghe) và cho người khác một không gian (để nói)” – Steve bảo.

(Lưu ý: bạn cần hít thở sâu một cách kín đáo. Không thể ngồi nghe ông bà nhạc tương lai nói chuyện mà bạn cứ thở phập phồng như tập khí công. Nên nhớ, hít sâu là một dấu hiệu của tự trấn tĩnh, bạn không được để người đối diện thấy).

CỨ NGHĨ THEO HƯỚNG “HỒNG HÀO” NHẤT

Thường ta hay có ngay một kết luận tiêu cực, một kịch bản xấu nhất trước hành động của người khác. Gọi điện cho ai mà họ không nhấc máy thì nghĩ ngay, giận à, coi thường mình à. Thấy nhà hàng xóm cho thuê mặt bằng thì tưởng tượng ngay đó sẽ là xưởng cắt sắt, trong khi hóa ra chỉ là một xưởng may rù rì…

Không việc gì phải thế! Geoffrey Greif, một giáo sư 68 tuổi tại Đại học Maryland (Mỹ), viết thư kể rằng ông học được cách xử sự sau qua công việc: nếu không biết chắc người khác nghĩ gì về mình, hay họ làm thế có ý gì, thì cứ giả định ra đáp án hồng hào nhất, cho đến khi thực tế chứng minh điều ngược lại.

Geoffrey bảo nhờ làm thế mà ông bớt được kiểu căng thẳng “dự phòng” – vốn vẫn làm chúng ta mất năng lượng vô ích nhất. Nó cũng giúp ông bước vào các cuộc thảo luận một cách vui vẻ, không cần giương vi giương vảy sẵn (vì đã giả định là đối phương rất quý mình mà!).

Đặc biệt là chiến thuật này giúp Geoffrey sống chung được với… vợ. Cả hai vợ chồng ông đều bận bịu, đôi khi quên béng cả nhau. Thay vì người này cứ vu cho người kia là thiếu trách nhiệm, không yêu thương, vợ chồng ông đều cho rằng tại người kia quá đam mê công việc, và đó là điều cần tôn trọng, không sao cả (Ta thì đừng hòng, đúng không nào?).

CHỚ QUY CHỤP

Margit Sylvester, 46 tuổi, một nữ cảnh sát ở Cary, NC (Mỹ), cho lời khuyên là chớ nên vội vã kết luận khắc nghiệt về người khác. Theo bà, thà yêu lầm còn hơn ghét lầm.

Bạn gặp một người chẳng bao giờ mời ai ăn uống, bạn kết luận “Tay này keo!”. Hóa ra đó lại là một nhà hảo tâm cần mẫn và bền bỉ cho một nhóm trẻ khuyết tật, chỉ vì anh ta không thích tụ tập, người ta mời thì phải đi thôi chứ không có nhu cầu mời tụ tập lại.

Trong công ty bạn có một người chăm chỉ nhưng lặng lẽ, xa cách, mọi người vẫn đùa là “robot”. Nhưng đến khi bạn phải nằm viện, đây lại là người đi thăm bạn đều đặn và giúp bạn những việc thiết thực nhất. Chỉ vì quan điểm của bà ấy là, “bạn là lúc khó, lúc vui không cần”.

Mỗi người có một lịch sử sau lưng hình thành nên quan điểm sống. Chúng ta gặp họ ở phần “ngọn” và phải lần ngược về “gốc” mới có thể lý giải được đầy đủ.

Tuy rằng không phải mối quan hệ nào cũng phải mất thời gian tìm hiểu như thế, có những người ta gặp lần đầu là đã đoán trúng đến 80% tính cách, nhưng nói chung là nên tránh quy chụp, không sẽ bỏ sót nhiều quan hệ sâu sắc và bền bỉ.

Một quy tắc bất thành văn: người mới gặp đã thấy rộn ràng ngay thường sẽ làm ta buồn, kẻ lặng lẽ lúc đầu thường là một chỗ dựa về sau.

CHỚ YÊU THƯƠNG TÀO LAO

Lo Myrick, một doanh nhân 30 tuổi, viết thư chia sẻ rằng mỗi người chỉ nên thuộc về một “đội” thân thiết.

Chúng ta gặp khá nhiều người tào lao trong quan hệ, bạ ai cũng đàn đúm, bạ ai cũng tặng quà, ai cũng có cảm giác được người này quý mến nhất.

Không việc gì phải lấy lòng khắp thiên hạ như thế, đến khi họ ngồi lại với nhau thì ta “toi”. Hãy dành tình cảm có thứ tự, đội A là đội thân thiết mà mình sẽ liên lạc thường xuyên, chuyện gì cũng ưu tiên, đội B rồi đến đội C, có thứ tự cả.

Rồi sẽ có những người bị ta đánh tụt hạng, lại có những người ta cho lên hạng; nhưng nhớ rằng tiền bạc cũng như thời gian là có giới hạn, đặc biệt là thời gian, nên chỉ tập trung cho đội thân thiết nhất.

Cũng thế, nếu làm nhiều việc một lúc, bạn cần sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: cái nào nuôi sống mình thì vào đội A, cái gì nuôi ít hơn thì vào đội B, cái gì làm cho vui, kiểu “từ thiện” thì vào đội C. Sự chăm chút cho mỗi công việc thì như nhau, nhưng lượng thời gian trong ngày dành cho mỗi việc thì phải có “thứ bậc”.

Hít sâu mà nghĩ hồng hào

Tóm lại, ta có 4 điều có thể áp dụng trong cuộc sống mà bạn cần hít sâu ghi nhớ để cuộc sống của bạn ‘hồng hào” hơn.

Theo: tuoitre.vn

Tiết kiệm tiền khi tham gia khóa học trực tuyến:

Sự nhiệm màu của hơi thở – Sống khỏe mạnh, hạnh phúc

Nghệ thuật sống hạnh phúc – Hạnh phúc thì sẽ thành công

Kiểm soát cảm xúc và cải thiện giấc ngủ ứng dụng Yoga và Thiền

 

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Social Media

Bài viết

Xem thêm
Khóa học khác: