Dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ cần rất nhiều tình yêu thương và sự kiên nhẫn của ba mẹ. Cùng tham khảo một vài lưu ý bên dưới để quá trình này nhẹ nhàng hơn bạn nhé.
Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?
Chậm phát triển trí tuệ là một sự khiếm khuyết của sự phát triển trí não trẻ. Điều này khiến trẻ có hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình. Chức năng tâm thần không phát triển được như mong đợi đối với lứa tuổi của trẻ.
Vì sao trẻ chậm phát triển trí tuệ?
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển. Thường là do các yếu tố tác động trong khi mang thai, trong và sau khi sinh. Ví dụ như:
- Trong khi mẹ mang thai tiếp xúc với hóa chất, bị chấn thương, nhiễm virus…
- Mẹ bị bệnh về tuyến giáp, tăng cân ít, nhiễm độc chì nặng…
- Trẻ đẻ non dưới 37 tuần, cân năng khi sinh thấp dưới 2.5 kg dễ mắc bệnh hơn.
- Những ca đẻ khó, trẻ bị ngạt khi sinh, phải can thiệp sản khoa
- Bị chảy máu não – màng não, bị nhiễm khuẩn thần kinh, suy hô hấp, co giật, sốt cao, động kinh…
Và nhiều nguyên nhân khác.
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ
Ba mẹ có thể phát hiện sớm biểu hiện chậm phát triển trí tuệ của trẻ. Ví dụ:
- Đến tuổi vẫn chậm về vận động: Chậm lật, ngồi, đứng, trẻ chậm đi…
- Bé chậm phát triển ngôn ngữ: Trẻ diễn đạt khó khăn, chậm nói…
- Ít linh hoạt, phân biệt sự vật, màu sắc… kém
Mức độ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ
Chậm phát triển trí tuệ có nhiều mức độ khác nhau ở mỗi trẻ. Trường hợp trẻ chậm phát triển nhẹ, bé vẫn có thể đi học được. Tuy nhiên việc học có thể sẽ hơi khó khăn và bé có thể học tập, tính toán kém hơn những bạn bè khác. Trẻ bị mức độ vừa thì không đi học, tính toán được.
Những trẻ bị chậm phát triển mức độ nặng hơn thì trí tuệ rất thấp. Có thể không nói chuyện, giao tiếp được. Con cần có người theo dõi, chăm sóc mỗi ngày.
Lưu ý gì khi dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ
Dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ là một hành trình khó khăn. Vai trò của ba mẹ luôn đặt lên hàng đầu. Hãy đồng hành cùng con trong các hoạt động hằng ngày. Hãy nhớ rằng, đừng bỏ qua nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ.
– Hướng dẫn và chơi với trẻ từ những hoạt động đơn giản nhất. Khi trẻ làm được những điều đơn giản, tiếp tục với những điều phức tạp hơn.
– Chia nhỏ việc hướng dẫn trẻ thành nhiều bước và lặp đi lặp lại nhiều lần cho trẻ dễ nhớ.
– Khen ngợi và khuyến khích trẻ khi con làm tốt. Kể cả khi bạn cảm thấy điều này là không cần thiết với bé. Thực tế nó sẽ giúp ích bé.
– Trò chuyện cùng trẻ thường xuyên. Khuyến khích con tham gia các trò chơi, vận động cả thể chất và trí tuệ.
Ba mẹ cần kiên nhẫn khi dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ. Phải đóng vai trò gương mẫu cho trẻ. Ba mẹ giải thích rõ ràng với bé rằng mình mong muốn trẻ làm gì, tại sao, khích lệ trẻ khi việc đó được hoàn thành tốt.
Ba mẹ cũng đừng quá bao bọc trẻ. Hãy để trẻ làm những việc vừa sức với bản thân. Điều này giúp trẻ tự tin hơn.
Bạn cũng có thể tham khảo một số khóa học nuôi dạy trẻ khỏe mạnh ở đây.
Kyna For Kids