Mục lục
Toggle- Cách học tập tốt: Chuyên gia không phải người biết mọi thứ về mọi đối tượng mà là người biết vận dụng linh hoạt chuyên môn kết hợp với nhiều lĩnh vực khác nhau để cho ra kết quả tốt nhất. Vậy phương pháp học nào sẽ giúp một người trở nên “giỏi” hơn?
- Quá tập trung vào một điều gì đó sẽ bó buộc bạn trong một khuôn khổ duy nhất
- Phương pháp học nào sẽ giúp một người trở nên “giỏi” hơn?
- Tại sao chế độ khuếch tán lại phù hợp với là cách học tập giỏi?
- Khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức trong nhiều lĩnh vực là yếu tố cốt lõi quyết định một người có thành công hay không
Cách học tập tốt: Chuyên gia không phải người biết mọi thứ về mọi đối tượng mà là người biết vận dụng linh hoạt chuyên môn kết hợp với nhiều lĩnh vực khác nhau để cho ra kết quả tốt nhất. Vậy phương pháp học nào sẽ giúp một người trở nên “giỏi” hơn?
Chuyên gia hay một người “giỏi” trong một lĩnh vực nào đó thường được cho rằng sẽ dành rất nhiều thời gian vào một mối quan tâm duy nhất như một môn học, một nghiên cứu, thực hành lặp đi, lặp lại để trở nên tài năng, thông thái và am hiểu tường tận mọi vấn đề thuộc lĩnh vực đó.
Thế nhưng liệu điều đó có phải lúc nào cũng đúng? Quá tập trung vào một vấn đề có phải cách học tập hiệu quả?
Quá tập trung vào một điều gì đó sẽ bó buộc bạn trong một khuôn khổ duy nhất
Khi bạn tập trung toàn bộ năng lượng và trí não của mình vào một lĩnh vực duy nhất dường như là cách hợp lý trở thành chuyên gia hay chí ít là thông thạo nó – am hiểu tường tận về một mảng kiến thức nhất định. Thế nhưng cách này không hiệu quả như bạn vẫn nghĩ vì nó gây cản trở đến quá trình tiếp thu kiến thức toàn diện.
Khi quá tập trung và dành quá nhiều thời gian vào một lĩnh vực, chúng ta đang tự bó buộc mình vào một khuôn khổ chật hẹp của duy nhất một chủ đề, một môn học hay một đối tượng, tự tạo ra một rào cản ngăn chặn sự kết nối của những suy nghĩ, quan điểm khác nhau liên quan đến rất nhiều vấn đề xung quanh nó. Khi não bộ chọn chế độ dồn tất cả sự tập trung vào một đối tượng, tất cả mọi thứ xung quanh sẽ bị đẩy lùi ra xa.
Tư duy và cách tiếp cận vấn đề từ đó bị hạn chế trong khi chìa khóa để thành công là sự tiếp cận và thực hành đa chiều, kết nối nhiều vấn đề liên quan để đưa ra cách giải quyết tối ưu chứ không đơn thuần chỉ là vận dụng kiến thức từ một lĩnh vực duy nhất bởi không có bất cứ điều gì có thể tồn tại hoàn toàn độc lập mà không phụ thuộc hay chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài.
Một ví dụ đơn giản là môn Vật lý. Để học tốt môn này, bạn cần có nền tảng rất chắc chắn về môn Toán. Trong suốt quá trình học, Toán luôn chi phối cách bạn tính toán, đo lường các đại lượng Vật lý. Nếu bạn chỉ quan tâm đến Vật lý mà không cùng lúc nâng cao kỹ năng Toán học thì học mãi cũng không giỏi được hay chẳng thể ứng dụng Vật lý được vào điều gì.
Phương pháp học nào sẽ giúp một người trở nên “giỏi” hơn?
Khi nói đến việc học tập và tiếp thu kiến thức của não, có hai chế độ được nhắc đến ở đây: chế độ tập trung và chế độ khuếch tán. Chế độ tập trung là khi não bộ bị sử dụng hoàn toàn cho một đối tượng cụ thể, hoàn toàn tách biệt khỏi bất cứ chủ đề nào khác. Ngược lại, chế độ khuếch tán đặt não bộ ở trạng thái tự do và thoải mái hơn, cho phép chúng ta có thể lấy cảm hứng từ nhiều nguồn khác nhau để kết nối với chủ đề lớn nhất đang được nghiên cứu, mang lại những ý tưởng mới có tính vận dụng cao hơn, thực tế hơn.
Chế độ khuếch tán giúp não bộ của bạn không bị giới hạn trong bất cứ một khuôn khổ nào cả mà được tự do sáng tạo theo tiềm năng vốn có của nó.
Tại sao chế độ khuếch tán lại phù hợp với là cách học tập giỏi?
Có lẽ chúng ta vẫn đang suy nghĩ không chính xác về việc như thế nào là một người giỏi thực sự với cách học tập tốt? Chuyên gia không phải một người dành mọi tâm huyết cho một lĩnh vực duy nhất mà là người hiểu đủ và có thể vận dụng linh hoạt những kiến thức chuyên môn trong nhiều trường hợp, kết hợp với nhiều đối tượng khác nhau để cho ra kết quả tốt nhất.
Paul Graham là một nhà khoa học máy tính người Anh với kiến thức về kỹ thuật máy tính rất cao. Tuy nhiên, ông cũng đã xoay sở để trở thành một doanh nhân, nhà đầu tư bản mạo hiểm, tác giả và blogger. Ông đã giúp những công ty nổi tiếng như Dropbox và Airbnb xuất bản sách và viết hàng chục bài báo về rất nhiều lĩnh vực được quan tâm trong cuộc sống.
Bí quyết thành công của Paul là gì? Cách học tập của ông như thế nào?
Ông có chuyên môn về kỹ thuật nhưng thay vì chỉ tập trung vào kiến thức và kỹ thuật máy tính, ông sử dụng kiến thức về các khái niệm kỹ thuật ấy để phân tích các vấn đề và đề xuất giải pháp giúp các doanh nghiệp phát triển.
Chìa khóa để trở thành một chuyên gia là biết cách kết nối giữa khuôn khổ chuyên môn của mình với những lĩnh vực khác, áp dụng linh hoạt các kiến thức có sẵn vào các vấn đề đa dạng mới phát sinh. Bằng cách này, bạn vừa có thể củng cố chuyên môn vừa có thể đem đến những ý tưởng mới.
Khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức trong nhiều lĩnh vực là yếu tố cốt lõi quyết định một người có thành công hay không
Steve Jobs đã không chỉ giới hạn bản thân và công ty vào việc phát triển một chiếc máy tính khỏe, có bộ nhớ lâu, pin bền mà ông liên tục sáng tạo, đưa những yếu tố liên quan đến thẩm mỹ, thời trang và sự độc đáo làm gia tăng giá trị sản phẩm. Ông đã sớm nhận ra rằng máy tính không chỉ là một công cụ để làm việc mà còn có khả năng thể hiện cá tính của người dùng. Kết hợp hai khái niệm về thiết kế và kỹ thuật này là cách mà MacBook được tạo ra và giúp Apple vượt xa những đối thủ về độ đẳng cấp của một chiếc máy tính.
Cách học tập tốt: Khi học tập bất cứ một điều gì, hãy ghi nhớ một yếu tố quan trọng là sự vận dụng linh hoạt thế mạnh của bạn trong nhiều lĩnh vực và khía cạnh khác nhau. Muốn làm được điều đó, hãy luôn để não bạn trong trạng thái thoải mái, tự do, đừng đóng khung nó bằng việc giới hạn hay quá tập trung vào một đối tượng duy nhất.
(Theo Leon Ho, Người sáng lập, Giám đốc thương hiệu Lifehack)