Đến với “Phương pháp MONTESSORI cho trẻ 0-6 tuổi” Bạn sẽ học để:
Giúp trẻ nâng cao trí thông minh, hoạt bát, khả năng nhớ và tiếp thu kiến thức cực nhanh với phương pháp Montessori
Đối tượng đào tạo phù hợp khóa học trực tuyến “Phương pháp MONTESSORI cho trẻ 0-6 tuổi”
- Phụ huynh có con trong độ tuổi 0-6 tuổi
- Những bạn trẻ trẻ sắp lập gia đình và các gia đình sắp có con
- Giáo viên mầm non
- Và tất cả những ai quan tâm tới giáo dục trẻ, muốn tìm hiểu về nền giáo dục tiên tiến cho trẻ
Giới thiệu về khóa học: Phương pháp MONTESSORI cho trẻ 0-6 tuổi
Phương pháp giáo dục Montessori là một phương pháp giáo dục trẻ em duy nhất trên thế giới học tập thông qua các giao cụ trực quan, với trẻ là trung tâm và giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn.
Được sáng lập bởi nhà giáo, bác sĩ người Ý Maria Montessori (1870-1952), hiện nay khắp nơi trên thế giới đã áp dụng rộng rãi phương pháp Montessori vào chương trình giảng dạy tại các trường học của Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan, Canada, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, New Zealand….
Phương pháp này đặc biệt xây dựng nền tảng cơ bản cho một đứa trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có sự phát triển về mặt não bộ, khả năng tiếp thu và học hỏi kiến thức mạnh nhất, nhanh nhất so với các giai đoạn về sau của con người. Nếu giai đoạn này bị bỏ lỡ sẽ không có cơ hội lần hai để kích hoạt tối đa tiềm năng não bộ mà trẻ có. Đồng thời, những ưu điểm trong trẻ cũng không thể phát huy trong những giai đoạn về sau.
TS.Đinh Thanh Tuyến Trưởng bộ môn Giáo dục Ngôn ngữ và Văn học, Khoa Giáo dục Mầm non, ĐHSP Hà Nội. Cố vấn chuyên môn cho trường mầm non Những ngón tay bay (Fly fingers school – FFS) năm học 2014-2015 và 2015-2016. Chuyên gia giảng dạy các khóa đào tạo trợ tá và giảng viên Montessori trung tâm VMAT – đơn vị hợp tác độc quyền của Viện Montessori Hoa Kỳ MIA tại Việt Nam |
Nội dung khóa học: Phương pháp MONTESSORI cho trẻ 0-6 tuổi
Phần 1: Giới thiệu chung phương pháp Montessori
Bài 1: Tầm quan trọng của giáo dục sớm
Bài 2: So sánh với phương pháp truyền thống
Bài 3: Triết lý nền tảng của Montessori
Bài 4: Mô hình giáo dục Montessori
Phần 2: Các luận điểm cơ bản của Montessori
Bài 5: Luận điểm 1 – Phôi thai tinh thần – Đặc điểm và vai trò
Bài 6: Nhân tố ảnh hưởng tới phôi thai tinh thần
Bài 7: Luận điểm 2 – Trí tuệ thẩm thấu – Khái niệm và nhiệm vụ
Bài 8: Đặc điểm trí tuệ thẩm thấu
Bài 9: Bài học từ trí tuệ thẩm thấu
Bài 10: Luận điểm 3 – Các giai đoạn nhạy cảm
Bài 11: Đặc điểm các giai đoạn nhạy cảm của trẻ
Bài 12: Các giai đoạn nhạy cảm của trẻ: vận động, ngôn ngữ, giác quan
Bài 13: Luận điểm 4 – Bình thường hóa
Bài 14: Quy trình bình thường hóa của trẻ
Bài 15: Lợi ích và biểu hiện 4 giai đoạn bình thường hóa
Bài 16: Khen thưởng và xử phạt
Bài 17: Quy tắc vàng trong bình thường hóa
Bài 18: Luận điểm 5 – Kỷ luật tự do
Bài 19: 3 giai đoạn của sự vâng lời
Bài 20: Luận điểm 6 – Môi trường được chuẩn bị
Bài 21: Các loại môi trường chuẩn bị
Phần 3: Các lĩnh vực của Montessori giai đoạn 3-6 tuổi
Bài 22: Thực hành cuộc sống
Bài 23: Bài tập thực hành 1 – Xúc bằng thìa
Bài 24: Bài tập thực hành 2 – Thả hạt vào lọ
Bài 25: Bài tập thực hành 3 – Quét hạt theo khay
Bài 26: Bài tập thực hành 4 – Bốc hạt đậu
Bài 27: Rèn luyện giác quan
Bài 28: Bài tập thực hành 5 – Tháp hồng
Bài 29: Bài tập thực hành 6 – Hộp màu số 3
Bài 30: Bài tập thực hành 7 – Hộp âm thanh
Bài 31: Toán học
Bài 32: Bài tập thực hành 8 – Kết hợp gậy với thẻ số
Bài 33: Bài tập thực hành 9 – Số và lượng
Bài 34: Ngôn ngữ
Bài 35: Bài tập thực hành 10 – Khung kim loại
Bài 36: Bài tập thực hành 11 – Đàn gà
Bài 37: Bài tập thực hành 12 – Địa lý
Phần 4: Phôi thai tinh thần giai đoạn 0-3 tuổi
Bài 38: Năm đầu tiên
Bài 39: Phát triển vận động
Bài 40: Phát triển cá nhân và sự tự trọng
Bài 41: Môi trường được chuẩn bị – Cha mẹ chuẩn bị
Bài 42: Nuôi và dạy trẻ
|